Tìm kiếm nâng cao
Sản phẩm khuyến mại
Công Đoạn Tạo Ra Một Chiếc Chiếu Nga Sơn Chất Lượng
Quy trình làm nên một chiếc chiếu cói Nga Sơn
Đã bao giờ chúng ta đặt ra câu hỏi rằng: "Liệu chiếc chiếu cói Nga Sơn mà chúng ta đang nằm được tạo ra thế nào?" và chúng tôi tin rằng cũng có rất nhiều khách hàng cũng vô cùng quan tâm đến quy trình tạo nên một chiếc chiếu gần gũi, thân thuộc và bình dị từ tay của những người thợ lành nghề. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về quy trình để tạo nên chiếc chiếu mang đầy giá trị này nhé!
Quy trình dệt chiếu
Dệt chiếu là công việc đòi hỏi sự khéo léo và nhất là lòng yêu nghề. Nghề dệt chiếu truyền thống của thôn được lưu giữ từ xưa đến nay, qua nhiều thế hệ. Khi dệt chiếu, từng động tác phải được kết hợp hài hòa giữa người lùa cói và ép cói. Trong các loại chiếu, chiếu bông và chiếu lảy là khó nhất, bởi nó đòi hỏi sự phân bố, bắt chữ sao cho đẹp và sắc sảo.
Cây cói trở thành thân thiết, là nguồn sống của những gia đình ly quê, vượt thổ dựng nhà nơi cửa biển, từ khoảng vài trăm năm trước. Và bây giờ là nghề chính của hàng chục ngàn người vùng duyên hải huyện Nga Sơn- nghề trồng cói, dệt chiếu. Những đôi chiếu đẹp là món quà quý, thiêng liêng tới mức chọn tay người “tốt số’’ trải trên chiếc giường cưới. Đêm tân hôn, với hy vọng cho đôi lứa hạnh phúc trọn đời.
1. Thu hoạch cói
Cói thu hoạch 2 lần trong một năm vào đầu tháng 4,và tháng 10 (âm lịch). Đây là thời điểm vào chính vụ thu hoạch.
Bác nông dân thu hoạch cói
2. Chẻ cói
Cây cói được chẻ đôi, từ con dao chẻ tay trước kia va nay la bàn chẻ, máy chẻ. cây cói được chẻ đôi đều tắp, không được lạng ngọn (phần cuối cây cói bị vát).
Chẻ cói
3. Phơi cói
Cồn cát và nắng nóng là sân phơi tốt nhất. Bán nắng lấy tiền, câu thành ngữ vùng cói la chỉ mùa vụ thuận lợi, điều ước ao của người làm cói. Cây cói tươi đón nắng, khô dần, ngả màu trắng ngà óng ả, khép vỏ tròn tựa như chiếc săm xe đạp. Sau vài ba nắng, sợi cói khô hẳn, người ta ủ cói ngay trên sân phơi, khi nắng chiều còn gay gắt, để sợi cói giữ nguyên màu nắng, không ẩm.
Phơi cói
4. Nhuộm màu
Sau đó khi cói khô sẽ được đưa vào công đoạn nhuộm màu
Nhuộm sợi cói
5. Công đoạn dệt
Công đoạn 1: mắc giàn đay
Công đoạn này là công đoạn rất quan trọng quyết định kích cỡ, kích thước chiếu mà ta muốn dệt. Đặc biệt đối với những đơn hàng mà khách hàng đặt làm chiếu cói với các kích thước khác nhau thì việc mắc giàn đay phải phụ thuộc vào kích thước mà khách hàng mong muốn.
Mắc giàn đay
Công đoạn 2: Dệt chiếu
Với công đoạn này bao giờ cũng phải có 2 người phụ trách, một người dập go bắt mép chiếu, một người văng cói vào đường dệt
Dệt chiếu
Công đoạn 3: Ghim chiếu
Khi đã trải qua công đoạn dệt chiếu xong và đủ các kích thước cần thiết, người thợ dệt sẽ tháo chiếu ra khỏi giàn và thực hiện công đoạn ghim chiếu lại.
Chiếu sau khi hoàn thiện
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0859.140.499 hoặc website: http://chieucoingason.vn/ và trang fanpage: Chiếu cói Nga Sơn để được tư vấn tốt nhất.
Bài viết liên quan:
- Chiếu Cói Nga Sơn - Thương Hiệu Được Ưa Chuộng
- Người giữ hồn câu cói
- Nên Chọn Chiếu Loại Nào Cho Bé
- Cách Bảo Quản Chiếu Cói Tránh Bị Mốc
- Chiếu cói Nga Sơn đồng hành cùng cả nước chiến thắng dịch COVID 19
- Chiếu Điều Hòa Thổi Phồng Công Dụng
- Em Chỉ Là Cô Gái Bán Chiếu
- Địa Chỉ Mua Chiếu Cói Nga Sơn Chính Hãng
- Kinh Nghiệm chọn chiếu cói
- Chiếu Cói Nga Sơn - Báo Giá Chiếu Cói Nga Sơn
Hotline 08.5968.6262
Cam kết của chiếu cói Nga Sơn
-
100% các sản phẩm chiếu của Nga sơn
-
Chiếu 100% không chất bảo quản
-
Giao hàng miễn phí nội thành Hà Nội với đơn giá trên 500.000đ